Cách Tính Mái Ngói
Cách tính diện tích mái nhà và một số kiểu mái nhà thông dụng
Cách tính mái ngói sao cho tìm ra được các thông số chính xác nhất. Từ đó lên kế hoạch được dự toán chi phí cho phần mái nhà là điều quan trọng để có đưa ra được dự trù kinh phí chính xác cho ngôi nhà mà bạn đang muốn xây dựng.
Cách tính diện tích mái nhà
Diện tích mái nhà được tính theo công thức sau:
Diện tích S = ( 2 x Độ dốc mái x Chiều dài mặt sàn )
Cách tính diện tích mái nhà này chỉ được áp dụng cho mái nhà kiểu truyền thống như mái ngói hay mái tôn.
Trong lúc dự toán chi phí xây dựng thì ngoài diện tích mái nhà, bạn nên lưu ý rằng diện tích mặt sàn cũng cần phải tính toán chính xác.
Cụ thể như sau, ở đây chúng tôi đưa ra ví dụ một cách tính với những số liệu giả sử để các bạn tham khảo.
- Móng băng chiếm khoảng từ 30% – 50% diện tích
- Sân thượng chiếm từ 50% – 70% diện tích
- Mái ngói chiếm từ 30% – 50% diện tích
- Tầng hầm chiếm từ 140% – 200% diện tích
- Diện tích xây dựng các tầng, kể cả các chuồng nuôi gia súc hay gia cầm, cầu thang đều tính trên tổng 100% diện tích.
Ví dụ : Công trình có quy mô là 5 x 20 = 100m2. 1 tầng hầm với 3 lầu và 1 sân thượng . Đơn giá trọn gói được dự tính là 5.000.000đ/m2.
Theo như công thức tính toán như trên, chúng ta có cách tính mái ngói như sau :
- Móng băng : 50% x 100m2 = 50m2
- Tầng hầm : 200% x 100m2 = 200m2
- Lầu 1 : 100% x 100m2 = 100m2
- Lầu 2 : 100% x 100m2 = 100m2
- Lầu 3 : 100% x 100m2 = 100m2
- Sân thượng : 70% x 100m2 = 70m2
Suy ra: Tổng diện tích xây dựng = 50m2 + 200m2 + 100m2 + 100m2 + 100m2 + 70m2 = 620m2
Suy ra: Tổng chi phí = 620m2 x 5.000.000 = 3.100.000.000đ (Ba tỷ một trăm triệu đồng chẵn)
Như vậy, với cách tính diện tích xây dựng mái ngói nhà dân dụng như trên thì nếu chủ nhà sở hữu lô đất có diện tích mặt sàn là 100m2 sẽ phải chi trả tổng số tiền là ba tỷ một trăm triệu, trong đó, gói thầu trọn gói đã bao gồm cả thiết kế nội thất cơ bản.
Giới thiệu một số kiểu mái nhà
Mỗi loại mái nhà đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Mỗi loại mái sẽ thích hợp với từng loại diện tích, kiến trúc,…khác nhau.
1. Nhà mái bằng
Đây là kiểu mái nhà được du nhập vào nước ta, bắt đầu từ trào lưu kiến trúc phương Tây. Nhà mái bằng được thiết kế có kết cấu là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà. Nó được cấu thành bằng chất liệu bê tông là chủ yếu, giúp ngôi nhà trở nên bền vững, chống mưa nắng.
Kiểu nhà mái bằng được thiết kế mái liền giúp nhấn mạnh hơn về đặc trưng hình khối kiến trúc của công trình, mang lại cho công trình một sự hiện đại, sang trọng và trẻ trung. Chính vì thế kiểu nhà mái bằng phù hợp với những thiết kế mang phong cách hiện đại.
Nhà mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ (dưới 8%). Chính vì vậy, nó có thể ngăn được gió, chịu được áp lực của bão, cùng kết cấu rất bền chắc và khả năng chống cháy nổ cao. Không gian này còn có thể tận dụng để làm sân thượng sân phơi,…
Tuy nhiên nhà mái bằng cũng còn tồn tại những nhược điểm như:
- Do thiết kế bằng bê tông nên ngôi nhà không có không khí mát mẻ như nhà lợp bằng ngói, rạ,…
- Thiết kế bằng bê tông làm cho kết cấu nặng hơn so với các thiết kế mái khác.
- Nhà mái bằng tuy tránh được tình trạng dột nhưng lại bị ứa đọng nước khi mưa lâu và nhiều. Chính vì thế, việc mái bị thấm nước, đọng lâu sẽ làm ố màu dưới trần thậm chí là nứt tường khi sử dụng được một thời gian. Điều này chính là nhược điểm lớn nhất của loại mái bằng này.
2. Nhà mái dốc
Đây là một trong những kiểu mái được sử dụng nhiều nhất trong các kiến trúc nhà ở của người dân Việt Nam từ trước đến bây giờ. Tiêu biểu là các mẫu thiết kế nhà cấp 4 với chất liệu là mái ngói thông dụng.
Tuy nhiên, ngày nay mẫu mái ngói dốc cũng được áp dụng trong thiết kế các mẫu biệt thự với mái giật cấp. Kiểu mái này gây ấn tượng với thiết kế 2 – 3 mái giật cấp, tạo cho nội thất của căn nhà một vẻ bề thế và sang trọng và hiện đại nhất.
3. Nhà mái lệch
Các mẫu nhà mái lệch là một kiểu mái nhà mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Làm mái lệch thực chất cũng giống với việc đổ mái bằng. Tuy nhiên giữa hai bên mái lệch có độ chênh lệch cũng như độ dốc mái khác nhau. Chính điều này mà mái lệch mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt.
Việc thiết kế nhà có mái lệch với các mặt cắt không cân xứng nhưng luôn đầy tính gợi mở về một môi trường sống sáng tạo, độc đáo và mang lại phong cách sang trọng cho gia chủ.
Một số loại vật liệu thông dụng dùng cho mái nhà
Đối với mái ngói
Mái ngói vẫn luôn là một lựa chọn thông dụng cho các quý khách hàng khi thiết kế mái nhà.
Đây là một loại vật liệu không chỉ có khả năng tạo được vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn làm cho không gian sống luôn được thông thoáng, thoát nước nhanh.
Tuy nhiên, kiểu mái ngói này rất dễ bị dột khi trời mưa làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong nhà, chẳng hạn như trần thạch cao và các thiết bị nội thất trong nhà. Chính vì thế nên chú ý thi công thật cẩn thận và đảm bảo an toàn cho phần mái này.
Đối với mái tôn
Đây là một loại mái có mức chi phí rẻ cũng như tiết kiệm thời gian thi công: thi công mái tôn nhanh hơn mái ngói. Không chỉ thế, mái tôn với mẫu mã đa dạng hứa hẹn mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng.
Đây là kiểu mái phù hợp ở các không gian rộng như nhà xưởng, nhà kho,…
Vì tính chống nóng không được ở mức cao nên mái tôn không được sử dụng nhiều trong thiết kế nhà ở.
Với những thông tin ở trên, chắc rằng quý khách hàng đã tìm hiểu được cách tính mái ngói cũng như thu thập thêm kiến thức về một số loại mái nhà khá phổ biến hiện nay. Chúc các bạn nhanh chóng sở hữu được một không gian nhà ở hoàn hảo nhất cho riêng mình.
Link xem thêm
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CP SX TM DV ĐẠI LỢI PHÁT
Địa chỉ: Số 1/4B Đường Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.HCM (Vòng xoay Đại Lộ Phạm Văn Đông, Linh Đông và Kha Vạn Cân)
Điện thoại: (028) 6282 3135
Email: vntruss@gmail.com
Nhà máy: 119 Đường Tam Bình, P. Tam Phú, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Có thể bạn quan tâm
- Vít mạ hợp kim bắn ngói
- VNTRUSS gửi thư chúc tết trung thu đến Quý đối tác, khách hàng
- Công ty Cổ phần BIC GROUP thông báo lịch nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9
- Công ty CP BIC Group tuyển kỹ Sư Giám Sát Công Trình Xây Dựng (Giám Sát Hiện Trường)
- Công ty CP BIC Group tuyển kỹ sư thiết kế kết cấu khung kèo thép làm việc ở Thủ Đức