Ngói Bò Úp Nóc Và Quy Trình Lợp Ngói Nóc Như Thế Nào? 

Ngói Bò Úp Nóc Và Quy Trình Lợp Ngói Nóc Như Thế Nào? 

Ngói Bò Úp Nóc Và Quy Trình Lợp Ngói Nóc Như Thế Nào?

Ngói bò úp nóc là một trong những vật liệu không thể thiếu trong thi công nhà ở .Không chỉ giúp nối liền hai mái trước và mái sau công trình thành một khối vững chắc, nó còn tăng giá trị thẩm mĩ cho công trình của bạn.

Bài viết sau đây chắc chắn sẽ giải đáp cho bạn về những thắc mắc liên quan đến việc chọn và sử dụng và báo giá ngói bò úp nóc.

1. Giới thiệu, đặc điểm ngói bò úp nóc

  • Ngói bò úp nóc được sản xuất với dây chuyền hiện đại với nguyên liệu của ngói chính. Từ những nguyên liệu thô, nhưng trãi qua các công đoạn phức tạp đã cho ra sản phẩm hoàn hảo.
Ngói nóc
  • Bắt đầu với các công đoạn như: cán, nhào, ép, hút khí,.. để tạo nên các tấm ngói nhỏ. Tiếp đến là công đoạn tạo hình bằng cách dập dẻo với nhiều loại ngói phụ kiện có tên khác nhau.
  • Một số đặc điểm chính của ngói bò úp nóc không thể không kể đến như:
  •  Về hình dạng: ngói bò úp nóc có hình dạng đặc biệt, không giống như những loại ngói khác. Ngói úp nóc có hình vòm cung, các đường nét vô cùng mềm mại nhưng rất chắc chắn. Đối với loại ngói này thê hiện thẩm mỹ rất cao.
Ngói nóc
  • Về màu sắc: do ngói trãi qua quá trình sản xuất phức tạp, qua nhiều giai đoạn và được tráng men nên màu sắc bền vẫn được nguyên vẹn theo thời gian.
  • Về độ bền: khi sử dụng ngói úp nóc, khách hàng không cần phải lo lắng về vấn đề độ bền. Vì là sản phẩm tráng men nên có độ bền dài, bề mặt ngói khô ráo, không bị ẩm mốc và tránh được sử phát triển của rong rêu.
  •  Về khả năng chịu lực: bên cạnh đó nó còn có khả năng chịu lực tốt, độ cứng cáp cao nên chịu được mọi tác động từ môi trường cũng như mọi sự va đập từ bên ngoài.

2. Các loại ngói bò úp nóc

Ngói bò úp nóc hiện nay được sử dụng khá phổ biến nên chủng loại cũng ngày càng đa dạng hơn. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều loại ngói úp nóc, ta có thể kể đến một số loại tiêu biểu như:

Các loại ngói bò úp nóc
  • Ngói bò chữ A: do có hình dạng giống chữ A, thường dùng để nối liền hai mái nhà lại với nhau.
  •  Ngói nóc bò chanh đôi: với nhiều họa tiết chạy dọc theo bề ngang mái hoặc độ thoải của mái, áp dụng cho nhà ở hoặc các công trình dân dụng.
  •  Ngói bò nóc đặc: có nhiều họa tiết như ngói nóc bò chanh đôi, thường được thường được dùng để trang trí. Vì có nhiều hoa văn và họa tiết hơn nên ngói bò nóc đặc thường được trang trí ở các công trình.

3. Chuẩn bị thi công ngói nóc

  •  Cần phải đảm bảo Khoảng cách giữa các thanh kèo không quá 4m. Khoảng cách giữa cách đón tay, các thanh rui từ 0.9 – 1m. Khoảng cách giữa các thanh lito từ 280 – 300mm. Được xác định bằng cách sau:
  • Bước 1: lắp đặt 2 thanh mè trên đỉnh nóc của  2 mái của ngôi nhà với khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 thanh mè tối thiểu từ 40 – 60mm.
  • Bước 2: bạn nên chú ý lắp đặt thanh mè đầu tiền áp sát vào đầu thanh rui.
  • Bước 3: Đo khoảng cách “L” từ thanh mè đầu đến thanh mè trên đỉnh nóc mái, sau đó chia cho 280 – 300mm. Từ đó bạn có thể xác định số mè cần phải lắp trên mái.  bạn nên Chú ý khoảng cách giữa các thanh mè phải được chia đều từ đỉnh đến cuối mái, nếu có thừa thiếu thì chỉ dồn vào để hàng cuối cùng hoặc dần cuối. Thanh mè cuối cùng phải cao hơn thanh mè trước nó khoảng 25mm là được.

4. Tiến hành lắp đặt ngói nóc

  •   Điều lưu ý Trước khi lắp đặt ngói cuối nóc, ta cần cắt phần cuối nóc.
  • Việc này sẽ giúp cho viên ngói cuối vừa khít với ngói rìa hơn tại vị trí đầu hồi.
  •  Đánh dấu điểm giữa mỗi nóc tại các vị trí đầu nóc.
  • Cách lợp ngói nóc sử dụng một phần xi măng cộng ba phần cát sạch Trộn với tỷ lệ phù hợp 
  •  Định mức nóc tại 2 đầu của mái nhà bằng cách kéo dây dọc theo đường trung tâm nóc từ đầu đến những chỗ nóc khác. Độ dày lớp vữa 2.5cm.
  • Đặt nóc còn lại theo vị trí đã được đánh dấu với dây căng mục đích là để độ thẳng của nóc hoàn hảo.

  • Tại điểm giữa của hàng nóc, ta dùng ghép hai để phủ nóc đỉnh.
  •  Nếu không phủ khít được thì bạn hãy dùng cưa máy cắt bỏ phần cuối của một phần nối nóc và tạo rãnh dẫn nước mới.
  • Sau khi đặt ghép hai đúng chỗ, bạn đã có một hàng nóc hoàn chỉnh, thẳng hàng như bạn mong muốn.
  • Trong khi lớp vữa vẫn chưa khô hết, chúng ta cần cắt bỏ phần vữa không cần thiết và làm mịn bề mặt nơi đó
  • Cách lợp ngói nóc kết hợp dùng mũi bay tạo rãnh trên phần vữa kế cận của ngói nóc. Trong quá trình thi công cần chú ý tạo nên các lỗ nhỏ với đường kính chỉ khoảng 6mm tại mỗi rãnh ngói dẫn nước và cụ thể thực hiện toàn bộ chiều dài của hàng ngói nóc đó.
  • Khi quan sát thấy bề mặt lớp vừa đệm có màu trắng lên,  thì hãy tiếp tục dùng một tấm xốp khô (hay bọt biển) hoặc giẻ lau làm sạch. Nếu bạn không xử lý tốt khâu này thì vữa hồ chết trắng trên mái ngói dẫn đến việc mất thẩm mỹ cho ngôi nhà 
  •  Sau khi vữa khô hoàn toàn, ta lấy sơn vữa với loại sơn trét vữa JSC Monier và không được để sơn rớt vào ngói và nóc trong quá trình làm.
  • Không nên quét vữa tại những mối nối hay giữa những nóc.
  • Trong thiết kế và xây dựng các công trình dân dụng sử dụng mái lợp ngói thì ngói rìa, ngói nóc luôn là những vật liệu cần thiết  và vô cùng quan trọng trong việc thi công nhà ở và không thể tách rời. Với những chia sẻ về cách lợp ngói rìa, ngói nóc trên đây, mong rằng các bạn sẽ tích lũy thêm được kinh nghiệm khi xây dựng nhà ở.
  • >>> Tham khảo các sản phẩm chất lượng của vntruss

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CP SX TM DV ĐẠI LỢI PHÁT
Địa chỉ: Số 1/4B Đường Linh Đông, Khu phố 7, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.HCM ( Vòng xoay Đại Lộ Phạm Văn Đông, Linh Đông và Kha Vạn Cân)
Điện thoại: (028) 6282 3135
Email: vntruss@gmail.com
Nhà máy: 119 Đường Tam Bình, P. Tam Phú, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

 

 

4.5/5 - (10 bình chọn)