Chi tiết cấu tạo mái nhà

Chi tiết cấu tạo mái nhà là gi? Tại sao nhà không thể không có mái. Làm thế nào để có mái nhà CHẮC CHẮN MÀ CÒN PHẢI ĐẸP. Bài viết dưới đây, VNTRUSS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo mái nhà và chọn vật liệu tốt để làm mái

Chi tiết cấu tạo mái nhà?

1.Tổng quan mái nhà.

Đối với bất cứ một công trình kiến trúc nào, mái cũng đóng vai trò là bộ phận bao che, che chở cho tổng thể công trình từ trên xuống dưới. Mái nhà bao gồm những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Đây là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một công trình kiến trúc, nhà ở, biệt thự,…

+ Mái nhà có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước những hiện tượng của thời tiết như mưa, nắng, gió,…

+ Mái nhà giúp che chắn, bảo vệ cho ngôi nhà cũng như đảm bảo sự an toàn bền vững cho con người trong quá trình sử dụng nhà ở.

+ Mái nhà cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kiến trúc và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, thể hiện được ý đồ thiết kế và mong muốn của chủ sở hữu công trình đó.

Chi tiết cấu tạo mái nhà gồm những gì?

1. Tường thu hồi

Có kết cấu đơn giản, lợi dụng tường ngang chịu lực để làm kết cấu chịu lực cho mái nhà bạn. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái. Ngoài ra, để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi thì chúng ta cần phải bổ trụ. Bổ trụ hợp lý còn phụ thuộc vào chiều rộng của mái

Thông thường cứ 2m lại bổ trụ tường thu hồi 1 lần và tại đoạn đó thì gác xà gồ. So với quy trình gian nhà thông thường rộng khoảng 4- 5 mét thì sẽ xây dựng tường thu hồi và bổ trụ 2 lần để gác xà gồ

Chi tiết cấu tạo mái nhà - tường thu hồi
Chi tiết cấu tạo mái nhà – tường thu hồi

2. Vỉ kèo 

Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc- một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở

Vỉ kèo có dạng hình tam giác cân để đỡ 2 mái dốc về phía 2 bên. Trong hình tam giác vỉ kèo thì cạnh đáy là xà ngang ( Còn được gọi là quá giang), cạnh nghiêng là thanh kèo ( hoặc kẻ), các hoành ( xà gỗ) đặt vuông góc trên thanh kèo là kết cấu đỡ chính của mái dốc.

Vì kèo thường được làm bằng chất liệu gỗ, thép, hoặc bê tông cốt thép. Đặc biệt, trong xây dựng truyền thống ở nước ta, đặc biệt là các mẫu nhà cấp 4, nhà biệt thự vườn 1 tầng thì vì kèo thường được sử dụng bằng gỗ tự nhiên.

Đối với vỉ kèo thép siêu nhẹ cường độ cao thì được sử dụng phổ biến hơn bởi tính ứng dụng cao, loại vì kèo thép này được sử dụng trong rất nhiều công trình xây dựng từ nhà ở truyền thống cho đến các công trình xây dựng hiện đại.

Đặc biệt là vì kèo thép nhẹ VNTRUSS – vì kèo có thị phần số 1 taị Việt Nam. Điều này vừa làm tăng tính chắc chắn cho kết cấu đỡ lợp của mái, vừa tiết kiệm chi phí và giúp trọng lượng mái nhẹ bớt đi song vẫn đảm bảo được kết cấu đỡ lợp.

Loại vì kèo bằng bê tông cốt thép được sử dụng ít hơn, thường được dùng trong các công trình nhà ở truyền thống như nhà thờ, đình, chùa, và chỉ thường được sử dụng ở các vị trí dầm, xà gồ lớn.

Chi tiết cấu  tạo mái nhà - vì kèo vntruss
Chi tiết cấu tạo mái nhà – vì kèo vntruss

3. Hệ thống giằng

Với tính chất là để liên kết giữa các vỉ kèo và khung thông qua xà gồ của mái, đảm bảo truyền được các lực tác động lên mái theo phương dọc về các giằng. Một số tác dụng của hệ thống giằng trong cấu tạo mái nhà gồm những ưu điểm sau:

  • Bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian của kết cấu chịu lực của nhà ở
  • Chịu các trọng tải tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng sườn như gió lên tường thu hồi, lực hãm của cầu trục
  • Bảo đảm ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: thanh dàn, cột,
  • Khiến sườn đỡ cho lợp mái an toàn, dễ dàng

Chi tiết cấu tạo mái nhà - giằng mái

4. Xà gồ – Kết cấu đỡ tấm lợp trong cấu tạo mái nhà

Xà gồ là một cấu trúc ngang trong một mái nhà, xà gồ có chức năng chống đỡ tải trọng của phần mái và vật liệu lợp và được hỗ trợ bởi các vỉ kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng, dầm thép. Xà gồ có thể làm bằng gỗ, sắt hộp… tùy thuộc theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà lựa chọn chất liệu khác nhau bởi giá thành và ưu điểm, có hạn chế khác nhau.

Trong cấu tạo mái nhà ở, xà gồ là một cấu trúc ngang của mái nhà. Nó có tác dụng chống đỡ mái, đỡ sức nặng của vật liệu lợp mái nhà. Và được hỗ trợ bởi các bức tường xây dựng hoặc là vì kèo gốc, dầm thép,…

Trong các công trình bằng thép, nhôm, xà gồ thường đượclắp đặt hình chữ W, sử dụng để gác cấu trúc chính hỗ trợ cho mái nhà.

Vị trí xà gồ thường được đặt tại:

+ Xà gồ nóc: Được đặt thẳng đứng ở đỉnh kèo

+ Xà gồ giữa: Được đặt nghiêng theo mặt kèo

+ Xà gồ biên: Được đặt ở chân kèo, đặt thẳng đứng.

chi tiết cấu tạo mái nhà xà gồ vntrusschi tiết cấu tạo mái nhà xà gồ vntruss

Xem thêm: Kèo thép nhẹ VNTRUSS tại đây 

báo giá khung kèo thép lợp ngói vntruss

5. Cầu phong

Thuộc phần lớp lợp trong cấu trúc bao che của cấu tạo mái nhà

Cầu phong là những thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông vắn, đặt vuông góc với xà gồ. kích thước tiết diện ít nhất của cầu phong tối thiểu là 4×6 cm. Cầu phong được liên kết với xà gồ bằng đinh.

6. Li tô

Khoảng cách giữa 2 li tô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. Li tô thường được làm bằng các thanh gỗ xẻ có kích thước 3x3cm hoặc nan tre, nan luồng được chẻ vót đều bản rộng 3cm, nếu bằng sắt thì bản rộng 2cm.

7. Ngói

Ngói là bộ phận thuộc kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà ở. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngói lợp nhà, có thể kể đến các loại ngói lợp mái nhà bao gồm:

  • Ngói đất nung
  • Ngói đất nung tráng men
  • Ngói xi măng, ngói không nung hay ngói màu
  • Ngói composite

Hiện nay, ngói màu đang dần phổ biến tại các gia đình ở Việt Nam hơn, bỏi ngói nhiều màu sắc đẹp, bắt mắt và còn hợp phong thủy. Ngói màu ISORA đang được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ tính năng vượt trội, gia thành rẻ mà độ bền màu lên đến 20 năm. Đa dạng màu sắc và kiểu dáng.

Để tìm hiểu thêm về ngói màu ISORA, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0938 511 339 để nhận được tư vấn miễn phí nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng phù hợp nhất, hiệu quả nhất!

bảng mã màu isora ngói phẳng
bảng mã màu isora ngói phẳng
bảng mã màu ngói sóng isora
bảng mã màu ngói sóng isora

Xem thêm ngói lợp nhà ISORA tại:

Ngói Phẳng ISORA

Ngói Sóng ISORA

Các loại mái nhà ở hiện nay

Mái nhà là một bộ phận bao che và chịu lực. Chính vì thế, khi thiết kế mái nhà ở hiện nay cần đảm bảo 2 yếu tố là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực. Cụ thể như sau:

  • Đảm bảo kết cấu chịu lực: Khi thiết kế mái nhà, kết cấu chịu lực của mái cần được đảm bảo: Mái nhà cần phải chịu được tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động. Trong đó, tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lợp. Còn tải trọng động sẽ bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên tác động như sức gió, bão, tuyết,…
  • Kết cấu bao che: khi thiết kế mái nhà, kết cấu bao che của mái cần được đảm bảo, yêu cầu chính của kết cấu bao che là khả năng chống thấm, dột, che mưa che nắng, cách nhiệt, giữ nhiệt,… bao che và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu của tự nhiên.

Mọi loại mái nhà đều cần phải đảm bảo 2 yêu cầu trên khi thiết kế. Thông thường, hiện nay, khi phân loại mái nhà theo độ mái, người ta sẽ có 3 cách phân loại như sau:

  • Mái dốc ( Bao gồm cả mái dốc đều mà mái dốc lệch)
  • Mái bằng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI LỢI PHÁT (KHUNG KÈO MÁI NGÓI VNTRUSS)

  • Địa chỉ: Số 1/4B Đường Linh Đông, P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 22 419 419 – 0923222222
  • Email: vntruss@gmail.com
  • Nhà máy số 1: 119 Đường Tam Bình, P. Tam Phú, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
  • Nhà máy số 2: 121 đường DX112 P. Tân An, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
4.9/5 - (7 bình chọn)